Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp là một công việc đầy thách thức. Công việc này được từng hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể. Xây dựng thương hiệu không chỉ là việc tạo ra bản sắc của doanh nghiệp. Ở đây, nó bao gồm tất cả các công đoạn từ định hình thương hiệu, nghiên cứu thị trường đến xây dựng nhận thức về thương hiệu. Hơn nữa, xây dựng thương hiệu không đơn giản là tạo trang web, thiết kế logo, quảng cáo thương hiệu…Quan trọng hơn hết, đó chính là đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong chiến lược này.

Các bước xây dựng thương hiệu hiệu quả
Xây dựng thương hiệu là mối quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp

Để hiểu hơn về các bước xây dựng thương hiệu, hãy cùng đi sâu tìm hiểu từng bước cụ thể.

1. Định hình thương hiệu

Nhiệm vụ này đóng vai trò kim chỉ nam cho toàn bộ chiến lược. Đây là lúc để bạn vạch ra những yếu tố cốt lõi nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Điều này sẽ góp phần tạo ra sự nhất quán và khác biệt trong quá trình xây dựng thương hiệu. Bạn – với tư cách là doanh nghiệp – cần hiểu rõ các vấn đề sau:

  • Bạn là ai?
  • Khách hàng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận là những ai?
  • Sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp là gì?
  • Mục tiêu mà bạn hướng đến là gì?
  • Bạn mang lại giá trị gì?
  • Yếu tố giúp bạn trở nên nổi bật hơn đối thủ là gì?

Khi xác định được câu trả lời, bạn sẽ tìm được lý do và mục tiêu để xây dựng và phát triển. Từ đó bạn sẽ hướng doanh nghiệp của mình tập trung vào các mục tiêu đó với tư cách là một thương hiệu. 

Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả
Định hình thương hiệu giúp bạn xác định bạn là ai trên thị trường

2. Tiến hành nghiên cứu thị trường

Đây là một bước hỗ trợ cho quá trình định vị thương hiệu. Để định vị một cách chuẩn xác hơn trên thị trường, bạn cần hiểu rõ về thị trường đó. Hiểu về thị trường nghĩa là hiểu khách hàng của bạn là ai, đối thủ của bạn như thế nào. Đặc biệt, bạn cần phân tích kỹ càng về đối thủ cạnh tranh của mình. Chúng ta có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. 

Xác định phân khúc thị trường 

Bạn cần biết đối thủ của bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì? Sản phẩm/ dịch vụ của bạn khác gì với họ? Đối tượng khách hàng mà họ tiếp cận có giống với bạn không? Hay họ chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định? Điều này sẽ giúp bạn định hình được phân khúc khách hàng tiềm năng một cách chính xác. Từ đó có thể xây dựng thương hiệu nhằm tập trung tạo ấn tượng cho những đối tượng khách hàng này.

Học hỏi kinh nghiệm thực tiễn

Nghiên cứu thị trường còn giúp bạn có cái nhìn tương quan, so sánh và đánh giá. Bạn không chỉ cạnh tranh với đối thủ mà còn có thể học hỏi từ họ. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới, đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Việc theo dõi, phân tích và đánh giá thị trường cung cấp cho bạn bức tranh tổng quan về thị trường kinh doanh, giúp bạn có thêm được nhiều kinh nghiệm và những bài học bổ ích. Từ đó, bạn có cơ hội xây dựng và điều chỉnh các chiến lược xây dựng thương hiệu của mình phù hợp hơn với thị trường thực tiễn. 

3. Phát triển thương hiệu của bạn

Đây là giai đoạn chính trong các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Thông thường, đây là lúc các doanh nghiệp xây dựng bản sắc riêng cho mình. Mục tiêu của bản sắc doanh nghiệp là tạo ra các yếu tố hữu hình đặc trưng, giúp tạo ấn tượng và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn. Yếu tố cơ bản nhất đối với một thương hiệu chính là logo. Tuy nhiên, nó không phải là bản sắc duy nhất.

 Nhìn chung, bản sắc doanh nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố sau:

Các yếu tố cơ bản của bản sắc doanh nghiệp

Tên thương hiệu 

Tên thương hiệu giúp xác định công ty, sản phẩm/ dịch vụ mà công ty đang kinh doanh và phân biệt nó với các pháp nhân khác trên thị trường. Có nhiều loại tên thương hiệu khác nhau, chẳng hạn: tên thương hiệu viết tắt (HP, UPS, xe BMW…), tên thương hiệu của người sáng lập (Calvin Klein, Ford…)

Tên doanh nghiệp
Tên thương hiệu độc đáo giúp khách hàng dễ dàng phân biệt và nhận diện

Bảng màu 

Màu sắc được sử dụng trong thương hiệu của bạn phải có tính nhất quán. Hãy chọn tông màu chủ đạo cho doanh nghiệp của bạn. Sau đó, bạn nên thiết kế các bản sắc công ty như website, logo hay bao bì sản phẩm… theo tông màu này. Điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, vừa giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn hơn.

Tên thương hiệu, các bước tạo thương hiẹue
Màu sắc công ty nên đảm bảo tính nhất quán

Trang web 

Hiện nay, Internet và mạng xã hội là “thứ vũ khí: tối tân và hiệu quả nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu. Hàng nghìn doanh nghiệp đang tận dụng các lợi thể của “thị trường online” để quảng bá thương hiệu và khẳng định đại vị của họ trên thị trường thành công. Để làm được điều đó, trước hết, cần sáng tạo một trang web chuyên nghiệp. Trang web không chỉ được xem là “bộ mặt” của công ty bạn trên không gian mạng, mà còn là trung gian giúp doanh nghiệp, các đối tác và khách hàng kết nối với nhau. Vì thế, một trang web chuyên nghiệp, ấn tượng và độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin từ ban đầu. 

Thương hiệu doanh nghiệp
Website cần thiết kế chuyên nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng và đối tác

Các yếu tố khác

Đó có thể là bao bì, tờ rơi quảng cáo, phông chữ mà bạn sử dụng cho thông điệp… cần được thiết kế chỉnh chu và thống nhất với nhau. Bởi vì mỗi một yếu tố đều góp phần cho sự thành công trong chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn.

4. Xây dựng nhận thức về thương hiệu

Đây là lúc mà bạn cần đưa thương hiệu của doanh nghiệp bạn tiếp cận với khách hàng. Để tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu, ngoài các bước nếu trên, các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, thái độ phục vụ, chính sách hậu mãi…cũng góp phần tạo nên sự thành công cho thương hiệu của bạn. Thực tế, dù bạn có thiết kế bản sắc công ty đẹp và ấn tượng đến dâu, nhưng chất lược dịch vụ của bạn không đảm bảo, thì sẽ không thể tạo nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng. Nếu có thì những nhận thức này là những ấn tượng xấu về thương hiệu của bạn. 

Việc áp dụng các bước xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp chọn mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến để đưa thương hiệu của họ đến gần hơn với người dùng. Các ứng dụng như TikTok hay mạng xã hội Facebook đang sở hữu số lượng người dùng rất lớn. Vì thế, đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để quảng bá thương hiệu của bạn. 

(Xem thêm Các yếu tố giúp xây dựng thương hiệu thành công và Quảng cáo thương hiệu hiệu quả trên TikTokFacebook).

Author

Write A Comment