Khi nói đến xây dựng chiến lược kinh doanh, nhiều người sẽ suy nghĩ đến những khái niệm trừu tượng hoặc những công việc gì đó vô cũng lớn lao. Tuy nhiên, Xây dựng chiến lược kinh doanh đơn giản là:
Đây là mục tiêu mà bạn đặt ra cho chính doanh nghiệp mình;
Và một kế hoạch hành động để đạt được nó.

Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp
Có không ít các doanh nghiệp mắc sai lầm khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Về cơ bản, có một số lý do chính dẫn đến sai lầm trong xây dựng chiến lược:
- Thị trường thay đổi liên tục;
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt;
- Thiếu động lực khuyến khích nhân viên thực hiện chiến lược trong công ty;
- Nhân viên không hiểu về bản thân chiến lược. Đồng thời, nhân viên không hiểu rõ mối liên hệ giữa các hành động cụ thể và chiến lược;
- Chiến lược phi thực tế.
Theo thống kê, Khoảng 60% các công ty trong các dự án và hành động của họ không tuân theo chiến lược đã định. Điều này phản ánh một thực tế rằng việc xây dựng chiến lược kinh doanh chưa thực sự hiệu quả.
Dưới đây là một số các sai lầm phố biến trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Chiến lược kinh doanh được xây dựng chung chung
Khi đã lên kế hoạch kinh doanh nghĩa là làm cho mục tiêu, định hướng, quy trình…trong hoạt động kinh doanh của công ty trở nên cụ thể nhất có thể. Vì đây sẽ là kim chỉ nam trong toàn bộ quá trình vận hành sắp tới của doanh nghiệp. Vì thế, trong chiến lược kinh doanh, tránh sử dụng các từ có ý nghĩa chung chung. Chẳng hạn: “đạt kết quả cao nhất”, “tiếp cận được nhiều khách hàng”, “mục tiêu dẫn đầu thị trường”…
Việc sử dụng những thuật ngữ mang tính khái quát sẽ dẫn đến những hệ quả sau:
- Mỗi nhân viên khác nhau sẽ hiểu theo những cách khác nhau. Từ đó dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình thực hiện hóa chiến lược;
- Tạo ra sự mơ hồ khi hành động. Thu hút nhiều khách hàng là bao nhiêu khách hàng? Như thế nào là đạt kết quả cao nhất?… Hàng loạt các khúc mắc sẽ hình thành nếu như chiến lược quá bao quát và chung chung.
- Khó đạt được kết quả như hoạch định. So với một chiến lược kinh doanh hoạch định chung, một chiến lược nêu rõ giai đoạn nào sẽ tiếp cận một số lượng khách hàng cụ thể sẽ giúp nhân viên xác định rõ ràng mục tiêu. Từ đó, có những kế hoạch chi tiết hơn trong từng thời điểm để đạt được mục tiêu lớn.

Trong chiến lược kinh doanh, tránh sử dụng các từ có ý nghĩa chung chung.
2. Nhân viên công ty không hiểu rõ bản chất của chiến lược kinh doanh
Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng có sự phân công chức vụ và vai trò giữa các thành viên. Bản chất của một chiến lược kinh doanh đề cập đến từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi bộ phận, mỗi người cần thực hiện. Việc mỗi người hiểu rõ chiến lược kinh doanh của công ty là vô cùng quan trọng. Không chỉ nắm rõ nhiệm vụ của họ, mà còn hiểu bản chất nhiệm vụ chung của cả một tổ chức. Điều này sẽ giúp hình thành những nhận thức chung và thống nhất. Điều này giúp có sự phối hợp nhịp nhàng giữa từng thành viên trong công ty nhằm đạt mục tiêu chung.

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng có sự phân công chức vụ và vai trò giữa các thành viên.
3. Chiến lược kinh doanh không thực tế
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải căn cứ vào tình hình và năng lực thực tế của doanh nghiệp. Bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn sự thành công cho công ty của mình. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp không nên “nhồi nhét” hoặc áp đặt quá nhiều mục tiêu không phù hợp hoặc phi thực tế mà khó có thể thực hiện được. Hơn nữa, một doanh nghiệp mới thành lập trên thị trường sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách. Việc đặt ra những mục tiêu quá sức có thể gây áp lực lên nhân viên. Điều đó không chỉ dẫn tới các mục tiêu đề ra không thực hiện được mà còn gây ra sự chán nản cho các thành viên.
Với các doanh nghiệp mới thành lập, các mục tiêu nhỏ và đơn giản nên được ưu tiên hàng đầu. Thực hiện được chúng sẽ tạo động lực cho toàn bộ công ty đạt đến những mục tiêu cao hơn. Vì thế, chủ doanh nghiệp hoặc người lãnh đạo công ty nên có sự thấu hiểu doanh nghiệp mình. Đồng thời, có tầm nhìn chiến lược để đặt ra những mục tiêu hợp lý và đúng đắn.

Kết luận
Điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là làm việc trên những gì thực sự hiệu quả và những gì thực sự quan trọng. Vì thế, chiến lược kinh doanh không thể chỉ dựa vào cảm giác và mong muốn của những người sáng lập. Hiện thực khách quan mới phản ánh liệu kế hoạch kinh doanh có hiệu quả hay không. Vì thế, bản thân mỗi doanh nghiệp nên hiểu và tránh các sai lầm không đáng có. Điều này giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt và thực tế hơn.
Xem thêm: Vai trò của xây dựng chiến lược kinh doanh tại đây.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ tại đây.