Chiến lược kinh doanh là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Khi nói về chiến lược kinh doanh, chúng ta đề cập đến kế hoạch mà công ty đã xây dựng. Vậy cụ thể Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là gì?

Nói một cách đơn giản, chiến lược là những thước đo mà chúng ta dự định đạt được mục tiêu. Cụ thể hơn, Chiến lược kinh doanh là một tập hợp các kế hoạch, hành động và mục tiêu rõ ràng vạch ra cách thức một doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trong một thị trường cụ thể hoặc các thị trường, với một sản phẩm hoặc một số sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tuy nhiên, một số người vẫn nhầm lẫn giữa mô hình và chiến lược kinh doanh. Mô hình kinh doanh đề cập đến logic của công ty, cách nó hoạt động và cách nó tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Chiến lược đề cập đến việc lựa chọn mô hình kinh doanh mà thông qua đó công ty sẽ cạnh tranh trên thị trường.

 chiến lược là những thước đo mà chúng ta dự định đạt được mục tiêu
Chiến lược là những thước đo mà chúng ta dự định đạt được mục tiêu

Các chiến lược kinh doanh cơ bản 

Về mặt lý thuyết, khái niệm này nghe có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả là một thử thách vô cùng lớn. Nhìn chung, có 3 chiến lược kinh doanh cơ bản:

  • Chiến lược dựa trên chuyên môn hóa;
  • Chiến lược dựa trên đa dạng hóa; 
  • Chiến lược tích hợp.

Chiến lược kinh doanh dựa trên chuyên môn hóa

Đây là chiến lược chỉ tập trung vào một hoặc một số sản phẩm nhất định. Các sản phẩm này trở thành sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thay đổi và sử dụng nhiều phương thức tiếp thị, quảng cáo. Tuy nhiên, tất cả sẽ hướng đến quảng bá các sản phẩm “cũ”.

Chiến lược này trái ngược với các “cửa hàng bách hóa”. Thay vì bán nhiều loại sản phẩm, doanh nghiệp sẽ chỉ kinh doanh một sản phẩm nhất định. Điều này tương tự như việc lựa chọn thị trường ngách.

Với chiến lược kinh doanh chuyên môn hóa, mỗi công ty có thể dễ dàng trở thành một trong những “người đứng đầu” ở lĩnh vực mà họ đang kinh doanh. Chiến lược này rất phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Chẳng hạn, một doanh nghiệp chuyên môn hóa về Trà Cung Đình Huế. Thông qua nhiều phương thức truyền thông, quảng cáo… để nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu. Đồng thời, không ngừng tìm hiểu sâu về loại thức uống này. Chiến lược này thành công khi thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với Trà Cung Đình Huế đi sâu vào tiềm thức của khách hàng.

Với chiến lược kinh doanh chuyên môn hóa, mỗi công ty có thể dễ dàng trở thành một trong những “người đứng đầu” ở lĩnh vực mà họ đang kinh doanh.

Chiến lược dựa trên đa dạng hóa

Điều đó có nghĩa là khi công ty tham gia vào nhiều lĩnh vực thông qua việc sản xuất/ kinh doanh nhiều loại hàng hóa. Thậm chí chúng thuộc các lĩnh vực hoàn toàn không có mối liên hệ với nhau.

Để làm được điều này, trước hết doanh nghiệp phải vững chắc về nguồn lực. Rõ ràng, các lĩnh vực kinh doanh đều không giống nhau. Nếu chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, doanh nghiệp không chỉ phải đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất mà còn phải có một hoạt động tiếp thị tốt để quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm mới.

Chiến lược này hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp lớn. Đơn cử tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup đang được vận hành vô cùng tốt trên nhiều lĩnh vực: giao dục, y tế, phương tiện đi lại, bán lẻ hàng tiêu dùng… Thông thường, các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược dựa trên chuyên môn hóa trước. Sau khi đạt được những thành công nhất định, họ sẽ bắt đầu thay đổi chiến lược để đa dạng hóa các lĩnh vực .

Chiến lược kinh doanh dựa trên đa dạng hóa

Chiến lược kinh doanh dựa trên đa dạng hóa thích hợp cho các doanh nghiệp lớn.

Chiến lược dựa trên tích hợp

Đó là, tự mình thực hiện bước trước đó hoặc bước tiếp theo trong chuỗi phân phối.

Trên thực tế, chúng ta biết rằng một công ty không bao giờ xử lý toàn bộ một giai đoạn sản xuất. Chẳng hạn, đó có thể là sản xuất kinh doanh nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc các chi tiết/ thành phần tạo nên thành phẩm. Để mở rộng thị phần của mình, công ty có thể mở rộng ở các giai đoạn trước hoặc sau. Ví dụ như một công ty may mặc sản xuất quần áo có thể quyết định sản xuất cả vải.

Bằng cách này, công ty may mặc tích hợp các giai đoạn kéo sợi và dệt vải. Điều này sẽ giúp tăng thị phần của họ trên thị trường. Vì bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm may mặc tại công ty, họ còn có thể kinh doanh vải với vai trò là nhà cung cấp.

 Để mở rộng thị phần của mình, công ty có thể mở rộng ở các giai đoạn trước hoặc sau
Để mở rộng thị phần của mình, công ty có thể mở rộng ở các giai đoạn trước hoặc sau

Kết luận

Tất cả các loại chiến lược kinh doanh đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần nắm rõ năng lực hiện tại của mình. Đồng thời, họ cần có một tầm nhìn tốt. Từ đó có thể xây dựng chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Đây sẽ là tiền đề vững chắc và quan trọng góp phần đưa doanh nghiệp vận hành theo hướng đúng đắn nhất.

Xem thêm: Các sai lầm trong xây dựng chiến lược kinh doanh tại đây.

Author

Write A Comment