Những năm lại đây, Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Làm trì trệ nguyên cả nền kinh tế trên toàn cầu. Trong giai đoạn này, chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây, WanFang sẽ tổng một một số vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
Định hướng hoạt động tương lai
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu nhiều tác động cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động trong tương lai. Thông qua việc phân tích dự đoán môi trường kinh doanh.
Linh động với thị trường
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp linh hoạt, chủ động để thích ứng với thị trường. Đảm bảo doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng đã đề ra từ trước. Giups doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu qua từng giai đoạn. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Nắm bắt cơ hội kịp thời
Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường. Thống nhất quá trình hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, và như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất.
Do đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhanh nhất các cơ hội trên thương trường, tận dụng tối đa khả năng sẵn có để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới. Những vai trò cơ bản của chiến lược đã khẳng định sự cần thiết khách quan của chiến lược trong hoạt động quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng trong một nền kinh tế hiện đại. Vì thế việc tiếp cận và áp dụng chiến lược là một vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tốt, kịp thời. Nắm chắc được cơ hội tốt và có thể tránh được những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra. Giúp doanh nghiệp kịp thời bổ sung nhân lực để chuẩn bị tốt cho các dự án sắp tới.

Công cụ tổng hợp các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là công cụ tổng hợp các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Việc cụ thể hoá các mục tiêu thông qua chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ mong muốn tương lai. Dựa vào chiến lược kinh doanh, họ biết họ cần làm gì. Chính điều đó giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
Đảm bảo tính thống nhất
Trong quá trình tồn tại và phát triển, với xu hướng phân công lao động ngày càng mạnh mẽ. Các công việc của tổ chức sẽ được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau. Sự chuyên môn hoá đó cho phép nâng cao hiệu quả của công việc. Tuy nhiên các bộ phận sẽ chỉ quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả bộ phận của mình làm mà lại thiếu sự liên kết tổng thể. Và thường không đi theo mục tiêu chung của tổ chức.
Chính vì thế có khi các hoạt động lại cản trở nhau gây thiệt hại cho mục tiêu của tổ chức, đó là nguyên nhân của tình trạng thiếu một chiến lược của tổ chức. Do đó chiến lược góp phần cung cấp một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh. Nhằm tạo nên sức mạnh của toàn bộ các bộ phận. Các cá nhân trong doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanh nghiệp.