Để thực hiện các chiến lược kinh doanh hiệu quả, cần một vài yếu tố. Các yếu tố này quyết định chiến lược kinh doanh của bạn có thành công hay không. 

Các yếu tố của chiến lược kinh doanh hiệu quả bao gồm:

Mục tiêu chiến lược 

Một chiến lược kinh doanh cần bắt đầu bằng mục tiêu chiến lược. Mục tiêu chiến lược chính là kết quả mà doanh nghiệp kỳ vọng có thể đạt được. Đóng vai trò như định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai. 

Cần phân biệt giữa mục tiêu và sứ mệnh doanh nghiệp. Sứ mệnh doanh nghiệp là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Ngược lại, mục tiêu chiến lược cần có định hướng cụ thể, thời gian rõ ràng. Việc chọn mục tiêu sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các dòng sản phẩm, thu hút khách hàng ở nhiều thị trường khác nhau.

Phạm vi chiến lược

yếu tố của chiến lược kinh doanh
Khoanh vùng phạm vi đối tượng nhắm đến

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh muốn đạt hiệu quả cao nên tập trung vào một nhóm thị trường nhất định. Không nên cố gắng thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở mọi thị trường. Như vậy sẽ phân tán nguồn lực của doanh nghiệp rất nhiều. Phạm vi chiến lược là gì? Chính là giới hạn về khách hàng, khu vực, sản phẩm,..

Không cần mô tả tất cả những hoạt động của doanh nghiệp, nhưng cần định rõ những điều cần làm cho nhân viên. 

Hệ thống hoạt động

Chiến lược kinh doanh cần trả lời câu hỏi “ Doanh nghiệp cung cấp giá trị khác biệt đến người dùng bằng cách gì?”

Để có thể cung cấp giá trị khác biệt đến người dùng, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống các hoạt động hướng tới việc tạo giá trị vượt trội cho khách hàng. Chuỗi giá trị do M. porter là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau. Điểm quan trọng trong hệ thống hoạt động chiến lược kinh doanh là đảm bảo sự tương thích để tạo giá trị gia tăng.

Lợi thế cạnh tranh và giá trị khách hàng

Doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu đang muốn cái gì. Thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt và lợi nhuận. 

yếu tố của chiến lược kinh doanh

Tính duy nhất của sản phẩm chính là cách kết hợp các yếu tố đáp ứng tốt khách hàng mục tiêu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh chính là sự kết hợp vượt trội giups khách hàng nhận ra sự khác biệt. Giữa sản phẩm của mình và sản phẩm của đối thủ. Việc tạo dựng, xác định lợi thế cạnh tranh và giá trị khách hàng là yếu tố mang lại hiệu quả cho CLKD.

Năng lực cốt lõi

Khả năng phát triển các hoạt động vượt trội so với đối thủ chính là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Có thể là khả năng liên kết điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng cụ thể nào đó. Năng lực cốt lõi cho phép doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm. Mang lại lợi thế cạnh tranh với đối thủ. 

Ngoài các yếu tố của chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp nên tham khảo thêm một vài công cụ hỗ trợ nữa. Giúp quá trình diễn ra dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng. 

Author

Write A Comment