Theo Viện Tiếp thị Nội dung (CMI), tỷ lệ chuyển đổi tiếp thị nội dung cao hơn sáu lần so với các phương pháp khác.
Tiếp thị Nội dung đang là phương thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ vô cùng lý tưởng. Nó hướng khách hàng tiềm năng đến thương hiệu, sau đó đến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Vì thế, Content Marketing là xây dựng các nội dung có tiềm năng lớn nhất để tăng thêm giá trị.
Một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả được xây dựng dựa trên hành trình của người tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn, nội dung cần được xây dựng chính xác và có chất lượng. Từ đó, khách hàng sẽ đi nhanh hơn nhiều trên con đường này từ việc tìm hiểu thương hiệu đến mua sản phẩm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn 5 giai đoạn xây dựng chiến lược Content Marketing cho doanh nghiệp.
Một cuộc khảo sát do CMI phối hợp với MarketingProfs thực hiện cho thấy 90% các công ty B2B sử dụng tiếp thị nội dung kỹ thuật số. 74% trong số họ đánh giá tiếp thị nội dung ở mức trung bình đến cực kỳ thành công.

Cách xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả
Giai đoạn 1: Xây dựng nhận thức
Thông thường, khi khách hàng có nhu cầu nào nó, họ có thể nhận ra nhưng không biết phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đó. Nhiệm vụ chính ở giai đoạn này là thúc đẩy khách hàng hiểu các vấn đề của họ. Tiếp thị Nội dung sẽ tạo ra các tình huống để khách hàng bắt đầu nhận ra nhu cầu của họ.
Thế nào là xây dựng nhận thức?
Chẳng hạn: Một công ty kinh doanh sản phẩm chăm sóc da không chỉ viết về những sản phẩm của họ. Học có thể ra những bài viết về tâm lý tuổi 25 khuyên các bạn nữ ở lứa tuổi này nên đầu tư nhiều hơn cho bản thân. Đặc biệt, họ cần chú trọng đến chăm sóc da. Điều này sẽ giúp họ cuốn hút hơn, tự tin hơn và suôn sẻ hơn trong mọi thứ họ đang làm. Những lý lẽ thuyết phục trong bài viết sẽ giúp các cô gái ở lứa tuổi này bắt đầu nhận thức về tầm quan trọng của ngoại hình chỉnh chu, xinh đẹp. Họ bắt đầu quan tâm hơn về ngoại hình của họ và có nhu cầu làm đẹp cho bản thân. Điều này sẽ thúc đẩy họ mua sắm các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.
Ở giai đoạn hình thành nhận thức, các doanh nghiệp nên cố gắng mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Nó sẽ giúp thương hiệu của họ dần dần được hình thành trong nhận thức của khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, doanh nghiệp chưa bán sản phẩm ở giai đoạn này. Nhưng chỉ cần từ từ và cẩn thận dẫn dắt khách hàng nhận ra rằng họ thực sự có vấn đề hoặc nhu cầu nào đó. Và cho họ biết doanh nghiệp của bạn có thể giúp họ giải quyết các vấn đề này.

Tiếp thị Nội dung sẽ tạo ra các tình huống để khách hàng bắt đầu nhận ra nhu cầu của họ.
Giai đoạn 2: Thu hút khách hàng
Ngay sau khi một người hiểu những gì họ cần, họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường. Họ sẽ bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm/ dịch vụ có thể giải quyết các vấn đề của họ. Sau đó tìm hiểu các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ đó. Sau đó là so sánh giá, các ưu đãi hoặc các giá trị mà họ có thể nhận.
Vì thế, ở giai đoạn này, thương hiệu nên đóng vai trò giáo dục mọi người. Doanh nghiệp nên cố gắng giải thích cho khách hàng về sản phẩm. Chẳng hạn như ý nghĩa của sản phẩm, chức năng và tác dụng của nó. Điều này có thể được thực hiện thông qua bài đăng trên mạng xã hội, video, phương tiện truyền thông và các bài báo trên blog, hội thảo trên Web…Thương hiệu nên tập trung quảng bá về sản phẩm ở giai đoạn này để thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt.
Đồng thời, đây cũng là lúc mà doanh nghiệp nên theo dõi ai đang tương tác với nội dung đó. Từ đó thu thập dữ liệu về người dùng. Cuối cùng là tiến hành lấy thông tin của họ (số điện thoại, địa chỉ Email…). Trong tương lai, điều này sẽ giúp doanh nghiệp đào sâu nội dung của mình và làm việc hiệu quả hơn.

Thương hiệu nên tập trung quảng bá về sản phẩm ở giai đoạn này để thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt
Giai đoạn 3: Quảng bá thương hiệu
Điều quan trọng đối với một công ty là sự khác biệt của nó với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng đổi mới, sáng tạo và tìm cách nổi bật hơn đối thủ. Điều này sẽ giúp họ dễ dàng thu hút được khách hàng tiềm năng hơn so với hàng loạt các đối thủ cùng lĩnh vực.
Các giải pháp chính để đạt được điều này bao gồm:
- Tập trung xây dựng nội dung chất lượng cao trên trang Web;
- Đa dạng các kênh quảng bá nội dung (YouTube, blog trên Google…);
- Mở rộng các đánh giá, nghiên cứu, các bài báo đề cập đến thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Doanh nghiệp nên nhắm mục tiêu nội dung đó đến khách hàng để họ thấy rằng công ty được giới thiệu bởi những người không liên quan đến nó.

Điều quan trọng đối với một công ty là sự khác biệt của nó với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng đổi mới, sáng tạo và tìm cách nổi bật hơn đối thủ
Giai đoạn 4: Mở rộng sự quan tâm
Các doanh nghiệp tiếp tục thu hút khách hàng vào sản phẩm. Quan trọng hơn, họ cần xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Giai đoạn này đặc biệt quan trọng và mất khá nhiều thời gian. Vì thế, doanh nghiệp cần kiên trì. Bền bỉ và không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược quảng bá sản phẩm của mình.
Giai đoạn 5: Hỗ trợ sau bán hàng
Khách hàng đã mua sản phẩm không có nghĩa dừng chiến lược tiếp thị nội dung. Ngược lại, điều quan trọng hơn cả là giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp nên tiếp tục quảng bá về sản phẩm và tăng lòng trung thành với thương hiệu.
Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp có thể:
- Xây dựng các nội dung nhằm giải thích cho người mua các thông tin về sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng chúng. Chẳng hạn: tư vấn, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, gặp gỡ…
- Khuyến khích và quảng bá những đánh giá tích cực về sản phẩm/ dịch vụ;
- Tiến hành các cuộc khảo sát để đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với việc mua hàng;
- Kết nối khách hàng với chương trình khách hàng thân thiết hoặc các chương trình khuyến mãi dành riêng cho họ.

Khách hàng đã mua sản phẩm không có nghĩa dừng chiến lược tiếp thị nội dung. Ngược lại, điều quan trọng hơn cả là giữ chân khách hàng.
Kết luận
Hãy nhớ rằng chiến lược Content Marketing là một chiến dịch dài hạn. Nó cần thời gian để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Vì thế, hãy kiên trì xây dựng thêm nhiều nội dung hay, hấp dẫn và chất lượng hơn nữa. Đồng thời, hãy thử chiến dịch tiếp thị nội dung ở các kênh khác nhau. Hãy liên tục thay đổi phương pháp tiếp cận và phân tích kết quả sau mỗi chiến dịch. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được hiệu của của chiến dịch Content Marketing.
Xem thêm: Content Marketing là gì? Các lợi ích của Content Marketing tại đây.
1 Comment
Pingback: Xu hướng tiếp thị nội dung trong những năm tới - Dân Quảng Cáo