Theo thống kê của Hootsuite tháng 10 năm 2021, có khoảng 5,3 tỷ người sử dụng điện thoại di động. Trong đó, có 4,88 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, chiếm gần 62% tổng dân số thế giới.

Số lượng người sử dụng mạng Internet và thiết bị di động ngày càng tăng. Theo đó, các hình thức kinh doanh và tiếp thị cũng dần chuyển sang hình thức trực tuyến. Thời đại công nghệ và số hóa mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp lớn nhỏ. Trong đó, xây dựng chiến lược Tiếp thị Digital Marketing hiệu quả được hầu hết các doanh nghiệp coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Digital Marketing được biết đến là một phương thức tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được hiệu quả tối ưu với Digital Marketing. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho các bạn một vài mẹo xây dựng chiến lược Tiếp thị Kỹ thuật số hữu ích. Chúng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp khai thác tối đa và hiệu quả nhất công cụ quảng cáo kỹ thuật số giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Digital Marketing được biết đến là một phương thức tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ hiệu quả nhất hiện nay

1. Lựa chọn đối tượng mục tiêu phù hợp

Đối tượng mục tiêu là một nhóm người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu là những người sẵn sàng trở thành người mua vì hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty đáp ứng nhu cầu của họ. Những khách hàng tiềm năng này sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Vì thế, họ phải là trọng tâm trong các nỗ lực tiếp thị của thương hiệu. Bao gồm quảng cáo trên mạng xã hội, email, tiếp thị nội dung, v.v.

Đối tượng mục tiêu là một nhóm người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Đối tượng mục tiêu là một nhóm người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Làm thế nào để lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp?

Để bắt đầu chiến lược Digital Marketing, mỗi doanh nghiệp nhất định phải tìm hiểu đối tượng mục tiêu. Có nhiều cách khác nhau để phân tích phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Chẳng hạn:

  • Phân tích dựa trên trang web, kết quả trên công cụ tìm kiếm, nền tảng tiếp thị qua email hoặc qua các phương tiện truyền thông xã hội;
  • Thăm dò ý kiến ​​thông qua biểu mẫu phản hồi;
  • Thông qua nhân viên bán hàng và nhân viên hỗ trợ khách hàng. Đây là những người làm việc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày. Vì thế, họ là những người thấu hiểu nhu cầu của khách hàng hơn cả.

Những phương pháp này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về khách hàng. Nó giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: Khách hàng của mình là ai? Họ đang theo đuổi mục tiêu gì? Họ phải đối mặt với những thách thức nào? Họ đang mong muốn điều gì và điều gì mà doanh nghiệp có thể giúp họ?

2. Đặt mục tiêu cụ thể

Đây là một mẹo xây dựng chiến lược Digital Marketing quan trọng. Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số tổng thể nên gắn liền với một mục tiêu lớn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, mục tiêu Digital Marketing này mang tính truyền cảm hứng hơn là chỉ tập trung vào mục tiêu quảng cáo công ty hoặc tăng lượng khách hàng.

Khi đặt mục tiêu cho bất cứ một nhiệm vụ nào, hãy tuân thủ “SMART”

Quy tắc đặt mục tiêu "SMART"

Khi đặt mục tiêu cho bất cứ một nhiệm vụ nào, hãy tuân thủ “SMART”

Quy tắc đặt mục tiêu SMART

Specific – Tính cụ thể

Tất nhiên, mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ dàng vạch ra được lộ trình cùng với các phương pháp tương ứng để đạt được nó. 

Measurable – Có thể đo lường được

 Điều này nghĩa là, mỗi mục tiêu nên rõ ràng về số lượng, kích thương, phạm vi…Chẳng hạn, mục tiêu Digital Marketing tháng 1 của công ty là tiếp cận với 1000 khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu “tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể” thì không thể đo lường được một cách cụ thể.

Achievable – Có thể đạt được

Đặt mục tiêu lớn sẽ giúp từng thành viên trong công ty không ngừng nỗ lực mỗi ngày để đặt được chúng. Tuy nhiên, mục tiêu này phải thực tế. Nghĩa là nó có khả năng trở thành hiện thực. Tham vọng về một mục tiêu lớn khác với các mục tiêu phi thực thế. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần có tham vọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, cần biết đâu là mục tiêu tham vọng, đâu là mục tiêu thực tế để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Để biết được mục tiêu có thể đạt được hay không, hãy trả lời cho 3 câu hỏi sau:

1. Mục tiêu có thực tế và trong tầm tay không?

2. Mục tiêu có thể đạt được với thời gian và nguồn lực hiện tại không?

3. Doanh nghiệp có thể cam kết đạt được mục tiêu không?

Realistic— thực tế

Mục tiêu của chiến lược Digital Marketing phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Nghĩa là doanh nghiệp thực sự muốn đạt được những mục tiêu này.

Timely — thời gian

Mục tiêu SMART phải có thời hạn. Trong đó có ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Nếu mục tiêu không bị ràng buộc về thời gian thì sẽ không có cảm giác cấp bách. Do đó, nhân viên sẽ có ít động lực hơn để đạt được mục tiêu.

3. Đánh giá lại mức độ hoàn thành công việc

Phân tích các nhiệm vụ trong chiến lược Digital Marketing để hiểu trường hợp nào đạt được kết quả mong muốn và trường hợp nào bạn không đạt được. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại những sai lầm trong chiến lược Digital Marketing mà họ đã thực hiện, khắc phục chúng hoặc lưu ý để không lặp lại chúng trong các chiến lực mới sau này. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra nhiều giải pháp mới hiệu quả hơn. Đồng thời, nó nhắc nhở các thành viên cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Tại sao phải đánh giá mức độ hoàn thành công việc?

Việc đánh giá này là cơ hội để doanh nghiệp xem lại rằng mục tiêu Tiếp thị kỹ thuật số đã đạt được hay chưa. Đồng thời, những người lãnh đạo có thể đánh giá lại mục tiêu của họ. Liệu nó đã hợp lý hay chưa so với nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có.

Đồng thời, đây cũng là lúc mà mỗi một nhân viên trong công ty có thể tự đánh giá hiệu suất làm việc của mình. Ở một tập thể, sự nỗ lực và đóng góp của mỗi cá nhân gần như đóng vai trò quyết định. Theo John Reed, (Robert Half Technology), các công ty có quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động thường sử dụng phương pháp tự đánh giá vì hai lý do: để đảm bảo rằng nhân viên dành thời gian để đánh giá hiệu suất của họ; và để giúp các nhà quản lý biết được liệu một nhân viên có hiểu biết chính xác về tác động của họ tại nơi làm việc hay không. Đây cũng là một cách thúc đẩy năng lực làm việc của nhân viên.

Việc đánh giá công việc là cơ hội để doanh nghiệp xem lại rằng mục tiêu Tiếp thị kỹ thuật số đã đạt được hay chưa

Kết luận

Xây dựng chiến lược Marketing Kỹ thuật số là nhiệm vụ quan trọng nhưng đầy thử thách của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh các kiến thức chung, mỗi doanh nghiệp cần có những “chiến thuật” riêng để tạo sự khác biệt so với các đối thủ trên thị trường rộng lớn. Hy vọng các mẹo xây dựng chiến lược Digital Marketing mà bài viết cung cấp sẽ góp phần giúp các bạn hoạch định một chiến lược tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Digital Marketing là gì? Các công cụ Digital Marketing hiệu quả năm 2022 tại đây.

Xem thêm: bùng nổ với chiến dịch Marketing xuân 2022 tại đây.

Author

Write A Comment