Quảng cáo Google – Google Ads, cũ mà luôn mới. Thị trường quảng cáo 4.0 ngày càng nhiều cạnh tranh, chính vì vậy, Google không ngừng thay đổi các thuật toán. Nên dù là một hình thức quảng cáo đã ra đời từ rất lâu, nhưng luôn khó nắm bắt. Hãy cùng tìm hiểu về Google Ads với chúng tôi trong bài viết dưới đây.
Google Ads là gì?
Google Ads là kênh quảng cáo trả phí của Google, bạn có thể tạo chiến dịch theo nhiều hình thức quảng cáo khác nhau với mục đích cuối cùng là: Tìm kiếm khách hàng, mang về lợi nhuận.
Đây được xem là kênh quảng cáo mang về kết quả cao với chi phí được tối ưu. (Tất nhiên là trong trường hợp bạn biết cách triển khai)
Tên cũ của hình thức này là Adwords, Google chính thức bỏ cái tên này vào giữa 2018 để phù hợp hơn với chiến lược, mô hình phát triển, đồng bộ hóa các sản phẩm từ Google.
Các dạng quảng cáo Google Ads
Google Ads hiện tại có 5 dạng quảng cáo chính:
Quảng cáo tìm kiếm Google Search
Hay còn gọi là quảng cáo tìm kiếm => tiếp cận đến những người tìm kiếm từ khóa trên Google.
Lúc này mẫu quảng cáo mà bạn đã thiết lập sẽ hiển thị đến người dùng khi họ tìm kiếm 1 từ khóa nào đó (Bạn có thể thiết lập).
Google ưu tiên lên tới 4 vị trí hiển thị quảng cáo đầu tiên
Google Display Network (GDN)
Là loại hình quảng cáo giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và bám đuôi khách hàng hiệu quả thông qua các banner hiển thị trên các website nằm trong mạng lưới đối tác của Google.
Quảng cáo ở những banner này sẽ:
- Có mối liên quan đến hành vi sử dụng những sản phẩm Google của khách hàng.
- Liên quan đến nội dung website mà khách hàng đang truy cập.
- Là những sản phẩm mà khách hàng đã từng truy cập, quảng cáo sẽ bám đuôi.
Như vậy, Google Display Network có công dụng tốt trong việc gợi nhớ thương hiệu, kích thích tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm.
Video Youtube Ads
Youtube cũng là sản phẩm của Google với lượng người dùng đông đảo, đây là mạng lưới chia sẻ video lớn nhất hiện nay và chưa có dấu hiệu bị soán ngôi bởi những ông lớn khác.
Chính vì thế Google cũng không bỏ qua việc khai thác quảng cáo ở đây.
GDN cũng được hiển thị trên Youtube, tuy nhiên hình thức mang lại nhiều hiệu quả hơn là Video Ads.
Video Ads xuất hiện trước hoặc trong khi video nào đó được phát, bạn có thể skip hoặc có những video 6 giây bạn phải xem hết:
Quảng cáo Video Ads cũng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Youtube giống như vị trí hiển thị ưu tiên trên thanh tìm kiếm Google
Gmail Ads
Gmail Ads là dạng quảng cáo tiếp theo từ Google, đặc biệt phát huy tác dụng với những sản phẩm/dịch vụ tầm trung & đắt tiền. Ví dụ:
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Thẩm mỹ viện
- Xe cộ
- Trang sức
- Khóa tập gym
- Khóa học tiếng Anh
- Sản phẩm số
- Du lịch/nghỉ dưỡng
- …
Ngoài ra Gmail Ads cũng phù hợp ở những ngách thuộc về công nghệ. Vì đối tượng người dùng ở những lĩnh vực này kiểm tra hộp thư Gmail thường xuyên hơn.
Gmail Ads sẽ hiển thị như một mail gửi đến địa chỉ thư của bạn và đứng trên các mail tự nhiên khác, xuất hiện trong 2 tab Social & Promotions.
Mẫu quảng cáo của Gmail Ads khá đẹp mắt gồm hình ảnh, câu chữ, có thể thêm video & nút kêu gọi hành động:
Google Shopping Ads
Google Shopping đang là xu hướng quảng cáo cho những doanh nghiệp, cá nhân có website trực tuyến (online store).
Đây là sản phẩm mà Google xây dựng với quyết tâm trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến với trải nghiệm tìm kiếm & mua hàng không thua kém các trang thương mại điện tử hàng đầu như Amazon, Ebay…
Và Google ưu tiên vị trí hiển thị đầu tiên cho loại hình quảng cáo này:
Có nên sử dụng Google Ads?
-
Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm
Bạn có biết 80% số người trước khi mua sắm thứ gì đều lên mạng tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Khi bạn chạy quảng cáo trên kênh tìm kiếm lớn này thì sản phẩm của bạn sẽ được xuất hiện vào đúng thời điểm mà khách hàng tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn đến khách hàng.
-
Quảng cáo xuất hiện trên nhiều nền tảng đối tác của Google
Không chỉ xuất hiện trên mạng tìm kiếm Google mà quảng cáo Google Ads còn xuất hiện trên các nền tảng đối tác với google như: Mạng tìm kiếm, GDN (Google display network: đây là phương thức quảng cáo trên Google thông qua việc sử dụng banner), Forum, Video trên youtube và các trang web đối tác của Google.
-
Chi phí minh bạch, chỉ tính tiền khi có người nhấp vào quảng cáo
Thêm một điểm cộng và cũng là mối quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư quảng cáo đó chính là chi phí. Google tính chi phí với nhà thầu khi mà khách hàng tương tác, click vào thông tin sản phẩm, click về web hoặc gọi cho doanh nghiệp bạn.
-
Kiểm soát ngân sách dễ dàng
Bạn lo lắng không kiểm soát được ngân sách khi quảng cáo trực tuyến thì với quảng cáo Google bạn luôn chủ động trong việc kiểm soát ngân sách, có thể từ vài chục nghìn đến vài chục triệu. Bạn cũng có thể điều chỉnh ngân sách theo tháng, tuần thậm chí theo từng ngày.
-
Phục vụ cho remarketing
Và một lợi ích nữa mà Google Ads mang lại đó là khả năng thu thập cookie khách hàng để làm remarketing. Bạn đang hoang mang tại sao bánh quy lại xuất hiện ở đây? Thật ra, cookie là một thuật ngữ dùng để nói về một đoạn văn bản ghi lại thông tin của người dùng, cookie sẽ ghi nhớ những thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, các tùy chọn do người dùng lựa chọn đi kèm. Các thông tin này được lưu trong máy tính để nhận biết người dùng khi truy cập vào web. Thông tin này sẽ phục vụ cho việc remarketing của doanh nghiệp bạn.
-
Dễ dàng đo lường được hiệu quả của chiến dịch
Nếu băn khoăn khi chi tiền cho quảng cáo thì làm sao để đo lường, theo dõi hiệu quả của quảng cáo? Google Analytics là một công cụ giúp bạn phân tích, đo lường dễ dàng. Nhìn vào đó bạn sẽ biết đâu là chiến dịch tốt/tồi để bạn điều chỉnh chi phí, giá thầu dành cho quảng cáo.
Nên bắt đầu với loại quảng cáo nào?
2 loại quảng cáo mang lại hiệu quả cao dành cho người mới tiếp cận với Google Ads là:
- Quảng cáo tìm kiếm Google Search Ads
- Quảng cáo mạng hiển thị Google Display Network
Để tiết kiệm chi phí, bạn nên chạy quảng cáo tìm kiếm trước. Sau đó tiếp thị lại khách hàng với mạng hiển thị.
Hoặc nếu bạn có ngân sách lớn, có thể chạy GDN trên diện rộng để phủ nhận diện thương hiệu thì có thể chạy song song nhiều hình thức cùng lúc.
Chẳng hạn nhiều brand lớn chạy Gmail Ads rất mạnh.
Với những bạn có ngân sách nhỏ hơn, chỉ nên tiếp cận với quảng cáo tìm kiếm. Sau đó mới mở rộng thử nghiệm những loại quảng cáo khác.